Tạo và đăng ký tài khoản Paypal như thế nào?

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Bạn đã biết cách đăng ký và tạo tài khoản Paypal hay chưa, cách kết nối tài khoản Paypal với các thẻ tín dụng visa, master card của Vietcombank, Techcombank, BIDV... như thế nào...

Hỏi: Tôi đang cần tạo một tài khoản Paypal để giao dịch với các trang thương mại điện tử nước ngoài. Vui lòng hướng dẫn giúp tôi cách đăng ký một tài khoản Paypal để giao dịch tín dụng quốc tế...

Nguyễn Văn Lưu - Đồng Hới, Quảng Bình

Trả lời

Có lẽ bạn đã hiểu về tính năng của thẻ Paypal. Nếu chưa hiểu rõ, vui lòng đọc thêm: Tài khoản Paypal là gì?

Để tạo và đăng ký một tài khoản Paypal khá đơn giản. Điều kiện thứ nhất đặt ra là bạn phải có một tài khoản visa card hoặc master card (bạn gọi là thẻ cũng được). Cách đăng ký tài khoản thẻ visa, master thì bạn chỉ việc đến ngân hàng nào bạn thích để đăng ký. Nếu chưa thể tự quyết định được, bạn có thể đọc bài viết: Nên làm thẻ tín dụng của ngân hàng nào?

Điều kiện thứ hai là có một tài khoản gmail.com (bạn nên bảo mật 2 lớp cho tài khoản này cho chắc, mặc dù cơ chế của Paypal cũng rất bảo mật vì họ yêu cầu mình làm đi làm lại nhiều thủ tục cần để xác minh tài khoản).

Sau khi có thẻ visa hoặc master thì coi như bạn cũng đã có tài khoản Paypal. Cách đăng ký khá nhanh gọn và đơn giản. Bạn vào trang web: www.paypal.com và làm theo các hướng dẫn của họ (cứ mày mò chút là được).

Cách tạo tài khoản Paypal

Bước 1. Sau khi đăng ký xong tài khoản email thì họ sẽ gửi một thư vào mail của bạn và bạn vào đó để xác minh (verify).

Bước 2. Sau đó bạn đăng nhập lại vào tài khoản Paypal để tiếp tục điền các thông số về thẻ tín dụng của bạn, tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại... nhằm hoàn thiện hồ sơ Paypal của bạn. Trong đó, bạn cần phải ghi mã số tài khoản thẻ visa hoặc master card mà bạn có + mã số bí mật (nó là 3 số ở mặt sau của thẻ, cái này chắc bạn đã biết).

Tham khảo thêm:

Nên làm thẻ ngân hàng nào
Thẻ visa có tác dụng gì

Bước 3. Đến đây cơ bản bạn đã có tài khoản Paypal rồi, mọi người có thể chuyển tiền cho bạn vào Paypal của bạn nhưng để thực hiện được các giao dịch rút tiền, chuyển tiền, mua bán tiền (USD) thì bạn cần phải xác minh thêm một lần nữa. Từ hồ sơ Paypal của bạn, hãy tìm dòng chữ Get verify để nhập dãy gồm 4 số code của ngân hàng mà bạn kết nối từ thẻ visa hoặc master card đã khai báo. Để có mã số này bạn cần phải liên lạc với ngân hàng để hỏi. Sau khi có mã số rồi thì bạn nhập vào và verify là xong.

Từ đây, bạn có thể sử dụng tài khoản Paypal để thực hiện mọi giao dịch như nhận hoặc chuyển tiền, mua hàng qua mạng. Rất nhiều trang web giao dịch điện tử, mua bán sản phẩm, đặt phòng khách sạn... sử dụng (chấp nhận) tài khoản Paypal để giao dịch với bạn.

Kinh nghiệm quan trọng khi đăng ký tài khoản Paypal

Khi bạn điền tên của bạn, bạn cần phải điền đúng tên chứ không được phép dùng nick name, mật danh vì sai là sẽ không nhận được tiền từ Paypal gửi về tài khoản ngân hàng của bạn.

Không chỉ vậy, việc điền tên theo thứ tự không đúng cũng gây phiền toái: Ví dụ tên của bạn là Nguyen Van A, nếu theo kiểu viết tiếng Việt thì First name là Nguyen còn A là Last name, Van là Milde name.

Nhưng trong tiếng Anh, bạn cần phải điền vào mục First name (tên) là Van A, còn Last name (họ) là Nguyen.

Sau đó, tên của bạn trên Paypal sẽ có dạng: Nguyen Van A hoặc Van A Nguyen

Tức là bạn cần phải viết sao cho tên trên tài khoản Paypal của bạn trùng với tên trên thẻ visa của bạn: Nguyen Van A. Nếu sai, có thể ngân hàng sẽ làm khó bạn hoặc chuyển nhầm tiền từ Paypal gửi về vào tài khoản khác.

Đọc thêm: Gửi nhầm tiền vào tài khoản người khác phải làm thế nào?

Bạn không nên điền chữ Van vào mục Milde name vì khi hoàn thiện hồ sơ, tên của bạn sẽ biến thành Nguyen A hoặc A Nguyen (biến mất chữ Van).

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất

No comments :