Nguyên nhân máy tính bị nhiễm virus, malware, mã độc

Vì sao máy tính hoặc laptop của bạn bị nhiễm virus, malware, trojan, mã độc, phần mềm keylock, gián điệp...

Hỏi: Laptop của tôi vừa mua và sử dụng chưa được 1 tuần đã phát hiện có virus, trojan mã độc. Tôi chưa rõ nguyên nhân vì sao laptop mới mà đã bị nhiễm nhanh như vậy?

Đức Thắng - Đại học Kinh tế quốc dân

Trả lời

Không kể máy tính mới hay máy tính cũ, nếu không biết cách phòng ngừa và hiểu nguyên nhân lây lan thì đều có thể bị nhiễm virus hoặc tệ hơn là các phần mềm gián điệp như keylock, malware, trojan...

Những nguyên nhân vô tình mà nhiều người dễ gặp phải khi sử dụng máy tính hoặc laptop như sau:

1. Cắm ổ USB vào máy tính là nguyên nhân chủ yếu do các USB này được cắm qua nhiều cổng máy tính hoặc laptop khác nhau, mặc dù đã diệt nhưng không thể sạch được virus.

2. Do truy cập vào các trang web độc hại, thường là do nhấp chuột vào các link có chứa chương trình cài đặt virus hoặc malware, trojan ngầm vào máy tính của bạn. Virus sẽ làm mạng chậm

3. Do download và cài đặt một số tiện ích trên máy tính nhưng các tiện ích, phần mềm free này có kèm theo virus

4. Do cài đặt địa game crack nhưng có phần mềm virus kèm theo trong đĩa game (rất dễ mắc phải nếu cài đặt game lậu).

5. Do sử dụng các chương trình diệt virus miễn phí trên mạng yêu cầu cài đặt hoặc download và vô tình chương trình diệt virus lại là một phần mềm virus. Tham khảo cách diệt virus máy tính triệt để

Để ngăn chặn virus lây lan nhiễm vào máy tính, bạn cần tuyệt đối đưa các thiết bị, phần mềm bên ngoài vào như USB, đĩa game lậu. Nên mua các chương trình diệt virus có bản quyền để sử dụng quét và ngăn chặn virus từ internet. Cách tốt hơn là thi thoảng cài lại máy tính của bạn.

Đọc thêm: Những nguyên nhân làm máy tính chạy chậm

Bạn có thích bài viết này không? Đừng vội thoát trang, vui lòng xem thêm các bài viết khác có thể bổ sung thông tin mà bạn đang cần tìm kiếm. Nếu bạn chia sẻ link bài viết lên Facebook, có thể mọi người sẽ thích

Quay về trang chủ xem thêm các bài viết khác có cùng chủ đề trong

Loading...

No comments :
Post a Comment