Kim lâu có cưới được không, con gái có nên lấy chồng ở tuổi 23

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Lấy chồng là một trong những nỗi lo lắng lớn của nhiều cô gái, câu hỏi nhiều người quan tâm là nên lấy chồng vào tuổi nào, có nên lấy chồng sớm không?

Hỏi: Em năm nay 23 tuổi, quê ở Văn Yên, Yên Bái. Em và bạn trai đã yêu nhau được 2 năm và mới đây chúng em trót có bầu ngoài ý muốn, chúng em rất lo lắng, đã bàn bạc và tính chuyện làm đám cưới vì em cũng mong mau sớm kết hôn để chuyên tâm hơn cho công việc. Tuy nhiên khi chúng em đưa vấn đề ra thì bố mẹ anh ấy lại không muốn cho chúng em tổ chức đám cưới khi em 23 tuổi, yêu cầu lùi lại 1 năm và đề nghị em có thể hủy bỏ giọt máu trong bụng. Bố mẹ bạn trai em nói tuổi 23 là kim lâu, có lấy nhau rồi cũng bỏ nhau, liệu có đúng không?

Hà Thị Hạnh - Văn Yên, Yên Bái

Trả lời về việc có nên lấy chồng ở tuổi 23


Chào bạn! Có lẽ cha mẹ bạn đưa ra yêu cầu tạm dừng chuyện cưới là do tính toán tới việc xem tuổi, chọn tuổi theo quan niệm xưa.

Các cụ ngày xưa vẫn có câu rằng: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên cha mẹ ta vẫn thường tránh cho con gái lấy chồng tuổi 21, 23, 26, 28. Phải chăng có điều cấm kị gì mà cha mẹ ta lại không muốn con gái xuất giá khi đủ một trong những tuổi này? Cùng tìm hiểu xem tại sao người ta lại gọi tuổi 21, 23, 26, 28 là tuổi kim lâu nhé.

Dựng vợ gả chồng là một việc vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định hạnh phúc cả đời người cho nên tuổi vợ chồng, ngày tháng cưới hay cả tuổi người vợ, người chồng cũng phải được hai họ đi xem rõ ràng và cân nhắc cẩn thận. Theo các cụ thì: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà” và “1, 3, 6, 8 kim lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng”. Vì vậy nên nhất định phải tránh xuất giá vào tuổi có đuôi là 1, 3, 6, 8 không sẽ mang vạ vào thân, gia đình không được êm ấm.

Ngày xưa, con gái kết hôn sớm thì phải tránh kết hôn vào các tuổi như 13, 16, 18 còn nếu cố tình cưới thì nhất định sẽ gặp tai bay vạ gió, động niêu vỡ bát, vợ chồng dễ sứt mẻ, làm ăn thua lỗ… Các cụ vẫn khuyên răn con cháu như vậy nhưng có bao nhiêu phần trăm là sự thật khi tất cả những thứ này chỉ là lời đồn đoán, truyền miệng và không có cơ sở căn cứ.

Vậy từ kim lâu bắt nguồn từ đâu mà có? Theo một số sách bói toán thì kim lâu tức là lầu vàng, nhà vàng. Trước đây con gái vua chúa, quan lại thường cưới vào tuổi kim lâu (để được ở lầu vàng), còn đối với thường dân thì phải tránh không thì sẽ bị coi là coi thường vua.

Lâu dần nếp nghĩ này ăn sâu vào quần chúng, nên nhiều người nghĩ kim lâu là không tốt. Và nếu không muốn ở nhà tranh đất vách, gặp tai bay vạ gió thì không nên cưới tuổi kim lâu.

Cũng có một số sách cho rằng kim lâu là phương pháp tính tuổi để mua đất, xây nhà (nghĩa từ Hán-Việt: kim lâu - nhà nàng) và không liên quan gì đến việc kết hôn cũng như gây hại cho bản thân hay gia đình con cái.

Tuổi kim lâu thực chất là tuổi gì? Tuổi kim lâu là tuổi mà làm nhà vào tuổi đó thì gây tai hoạ cho gia đình, người kết hôn vào tuổi đó lại có cuộc sống không hạnh phúc, dễ đổ vỡ. Kim lâu lại chia thành nhiều loại: kim lâu thân là làm nhà vào tuổi đó thì gây tai hoạ cho chính bản thân người làm nhà, kim lâu thê là làm nhà vào tuổi đó thì tai hoạ cho vợ, gia đình gặp chuyện không may. Kim lâu tử là làm nhà vào tuổi đó thì tai hoạ cho con cái, kim lâu lục súc là làm nhà vào tuổi đó thì chăn nuôi gia súc thất bại liên miên, thua lỗ nặng. Miền Bắc thì tuổi kim lâu được gán cho người con gái còn miền Trung thì tuổi kim lâu lại gán cho người con trai.

Tuổi 23 ở đây tính cả tuổi mụ, là tuổi kim lâu. Tuy vậy theo những cuốn sách khác nhau thì việc tính tuổi kim lâu lại khác nhau. Có sách cho rằng tuổi kim lâu là tính cả tuổi mụ, có sách thì tính tuổi kim lâu là chỉ tính nguyên tuổi trong giấy khai sinh thôi cho nên việc tính tuổi này cũng dựa vào từng khu vực khác nhau.

Tất cả thật là nhảm nhí! Qua những bằng chứng ở trên thì có thể thấy thực chất, việc kiêng tuổi kim lâu là không có bằng chứng xác thực và chỉ mang tính chất truyền miệng từ xa xưa. Việc kiêng tuổi kim lâu cũng có thể coi như một phong tục đẹp được lưu truyền cho đến ngày nay để con cháu an tâm dựng vợ gả chồng, xây dựng hạnh phúc gia đình theo tín ngưỡng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và hãy chỉ coi nó như phong tục tín ngưỡng mà thôi. Còn hãy làm theo tư duy và lối sống mới, bạn có thể cưới chồng vào bất cứ độ tuổi nào đủ điều kiện và phù hợp, cần thiết nhất.

Con trai lấy vợ muộn thì sao
Vợ chồng vô sinh có nên chia tay
Có nên lấy chồng nước ngoài
Thơ chế vợ chồng
Lấy vợ lấy chồng bằng tuổi có nên không
Gái hơn hai trai hơn một nghĩa là gì
Con gái có nên lấy chồng sớm không

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất