Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Thế nào được coi là bệnh tự kỷ? Trẻ em tự kỷ thường có những dấu hiệu như thế nào, nguyên nhân vì sao?

Hỏi: Con trai tôi lên 6 tuổi nhưng rất nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp với bạn bè và người lạ, thường khó nói chuyện với mọi người, như vậy có phải cháu bị mắc chứng tự kỷ không?

Nguyễn Văn Hưởng - Chung cư Xa La, Hà Đông, Hà Nội

Trả lời

Bệnh tự kỷ là một rối loạn tâm thần, thần kinh phức tạp trong quá trình phát triển của con người. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và là một trong những rối loạn tâm thần nặng, có thể tiến triển thành bệnh tâm thần phân liệt sau này.

Bệnh xuất hiện ở trẻ em với tần suất 2-5/10.000 trẻ dưới 12 tuổi. Bệnh khởi phát rất sớm, có thể chẩn đoán vào tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 và rõ rệt trong năm thứ 2. Bệnh thường gặp ở nam hơn so với nữ, tỷ lệ nam-nữ = 3-5:1.

Các trẻ gái bị tự kỷ có khuynh hướng nặng hơn và có thể có nhiều tiền sử gia đình bị suy giảm nhận thức hơn trẻ em nam. Bệnh xảy ra không phụ thuộc vào tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ.

Vậy đâu là nguyên nhân trẻ bị tử kỷ?

Nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ đến nay vẫn còn chưa rõ, và được các nhà khoa học xác định là do nhiều yếu tố sau tác động:

1. Các yếu tố tâm động học và yếu tố gia đình:

Cha mẹ của những trẻ tự kỷ thường là những người có trí tuệ cao, lạnh lùng, hay phủ nhận  và có rối loạn trong quan hệ mẹ con sớm. Người mẹ hoặc cha khiếm khuyết hoặc không tốt trong vấn đề quan tâm con cái được xem như là nguyên nhân gây ra rối loạn tự kỷ ở trẻ.

2. Yếu tố di truyền:

Khoảng 2-4% anh chị em của trẻ bị tự kỷ cũng bị bệnh tự kỷ. Tỷ lệ cùng bị tự kỷ trên trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn nhiều so với trẻ sinh đôi khác trứng. Các thành viên không bị tự kỷ trong các gia đình có người bị tự kỷ thường có các trục trặc về ngôn ngữ hoặc nhận thức khác nhưng ít trầm trọng hơn.

3. Yếu tố thần kinh và sinh học:

Rối loạn tự kỷ và các triệu chứng tự kỷ thường kết hợp với các trạng thái có sang thương về thần kinh, đáng lưu ý là Rubella bẩm sinh, xơ củ não, rối loạn Rett…Khoảng 4-32% trẻ tự kỷ bị động kinh cơn lớn ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

4. Yếu tố sinh hóa:

Ít nhất có 1/3 bệnh nhân bị rối loạn tự kỷ có tăng Serotonin trong máu. Tăng chất HVA (Homovanilic acid) là chất chuyển hóa chính của Dopamin trong dịch não tủy.

Vậy các dấu hiệu của bệnh bị tử kỷ biểu hiện như thế nào, làm sao biết một đứa trẻ có bị tư kỷ hay không?

Trẻ bị tự kỷ thường có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng xuất hiện sớm mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được, những dấu hiệu đó bao gồm:

1. Suy giảm chất lượng quan hệ xã hội:

Tất cả các trẻ tự kỷ thường không biểu hiện sự liên hệ thường thấy với cha mẹ và với những người xung quanh mà thường biểu hiện bằng tình trạng cô lập. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng, xem cha mẹ, anh chị em giống như người dưng. Trẻ thiếu tiếp xúc bằng mắt, né tránh nhìn thẳng vào người đối diện.

2. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp:

Trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết trầm trọng và rối loạn phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa. Một số trẻ có ngôn ngữ phát triển rất chậm trễ (khoảng 5 tuổi) và không theo các quy luật phát triển thông thường. Trẻ không biết làm theo nói theo, không biết làm cho người lớn hiểu nhu cầu của nó, không có cử chỉ hay vẻ mặt tượng trưng thích hợp. Trẻ lớn hơn thường nói sai văn phạm và ngữ nghĩa, không hiểu được những câu phức tạp có hai ý trở lên.

3. Trẻ có những hành vi bất thường:

Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Thường có những hành vi định hình hoặc nghi thức cưỡng bức. Trẻ gắn bó bất thường vào một số đồ vật không có ý nghĩa. Trẻ có thể kèm theo bị tăng động, có hành vi tự gây thương tích cho bản thân như tự đánh vào đầu, tự cào cấu, nhổ tóc…

4. Trẻ có những khiếm khuyết về trí tuệ:

Trẻ tự kỷ thường bị chậm phát triển về mặt trí tuệ, trí thông minh so với trẻ bình thường. Khoảng 40% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình đến nặng. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa IQ ngôn ngữ và IQ thao tác.

5. Trẻ có những rối loạn về hành vi ăn uống:

Đây là dấu hiệu thường gặp và xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ như chán ăn, ói mửa, đau bụng… Ở trẻ lớn hơn có thể giữ một kiểu cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn thức ăn không được băm nhỏ, thích ăn các món ăn từ sữa...

Đây là cách để điều trị cho những trẻ em bị bệnh tự kỷ: xem chi tiết

Như vậy có thể thấy rằng bé nhà anh chị không phải bị bệnh tự kỷ mà đó là do anh chị không rèn luyện cho bé các va chạm trong giao tiếp, dẫn tới bé không tự tin khi giao tiếp, đứng trước người khác (đám đông) nhưng theo thời gian, nhất là sau khi đi học, bé sẽ dần dần thích nghi và thay đổi.

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất