Chữa hen phế quản bằng Đông Y, thuốc nam, thảo dược dân gian cực hiệu quả

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Chúng tôi mách bạn một cách để chữa tận gốc bệnh hen phế quản, chảy nước mũi bằng bài thuốc gia truyền của người dân tộc Sán Dìu cực kỳ hiệu quả

Hỏi: Cứ vào khoảng tháng 11, 12 trở đi khi có không khí lạnh về là tôi lại tái diễn chứng viêm phế quản, hen phế quản. Biểu hiện là luôn cảm thấy thở khó, nước mũi chảy ròng không kiểm soát được, tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nay rồi. Liệu có bài thuốc nào giúp tôi chữa được chứng bệnh khó chịu này không?

Tạ Thị Nguyệt - Kim Sơn, Ninh Bình

Trả lời

Hen phế quản, chảy nước mũi là căn bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, bệnh gây ra những cơn khó thở, nặng ngực, có đờm, tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng và tước đi của bạn nhiều thứ trong cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như di truyền, dị ứng thuốc, kích thích với phấn hoa, lông động vật, dị ứng hóa chất, nấm, virus, rối loạn nội tiết, cơ địa không phù hợp với khí hậu nhiệt đới...

Khi bị hen, sổ mũi chúng ta thường mua các loại thuốc xịt, thuốc uống để giảm cơn hen, sổ mũi nhưng những loại thuốc Tây này chỉ kìm hãm cơn hen trong một thời gian ngắn và sau một thời gian lại tái phát. Không những vậy, nếu uống thuốc Tây để hãm bệnh thì bệnh sẽ trở nên ngày một nặng hơn và chi phí cho thuốc cũng vô cùng đắt đỏ.

Tình cờ một lần đi chơi trên khu du lịch Tam Đảo, Vĩnh Phúc (xem thêm tại đây) tôi có duyên gặp được thầy lang H. người dân tộc Sán Dìu, thầy bảo chưa từng biết đến thuốc Tây, Tàu vì thầy biết nhiều bài thuốc gia truyền người Sán Dìu và thầy đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Tôi nhờ thầy mách cho bài thuốc chữa hen quế quản bằng dân gian, thảo dược. Sau khi làm theo công thức của thầy, bệnh hen, sổ mũi của tôi giảm hẳn và bây giờ hầu như không tái phát khiến tôi tự tin và làm chủ cuộc sống của mình hơn. Bài thuốc gia truyền chữa hen, sổ mũi bằng dân gian, sử dụng các loại cây lá thuốc nam thảo dược của người Sán Dìu như sau:

Nguyên liệu: 1 xác rắn ráo lột, hoa hòe 10g, lá nhọ nồi 100g, rễ cỏ tranh 100g.

Cách làm:

Hoa hòe, lá nhọ nồi, rễ cỏ tranh không sấy mà phơi khô dưới nắng.

Hoa hòe, rễ cỏ tranh phơi dưới nắng 10-12 ngày, lá nhọ nồi phơi 4-6 ngày. Sau khi phơi khô thì hoa hòe tán thành bột mịn.

Chia xác rắn ráo lột, bột hoa hòe, lá nhọ nồi, rễ cỏ tranh thành 5 phần bằng nhau.

Lấy một chiếc đĩa sành, đặt bột hoa hòe, da rắn ráo lột,nhọ nồi rồi xếp rễ cỏ tranh lên trên cùng. Châm lửa đốt và hít khói thuốc bằng mũi.

Xông khói thuốc bằng mũi 5 ngày liên tiếp.

Lưu ý:

Trong 1 năm, cách 3 tháng lại xông khói một lần để điều trị bệnh khỏi dứt điểm.

Công dụng:

Theo Đông Y, bệnh hen xuất phát từ việc tỳ, phế, thận bị hư nhược nên khi sử dụng rễ cỏ tranh, nhọ nồi, hoa hòe sẽ hỗ trợ điều trị bệnh về thận, bổ thận âm. Xác rắn lột có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc nên hỗ trợ điều trị hen phế quản và sổ mũi rất tốt. Kết hợp với phương pháp xông khói trực tiếp qua đường mũi giúp mang lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

Ngoài việc chữa bệnh bằng phương pháp này, bạn còn phải chủ động đeo khăn để giữ ấm cổ trong mùa đông lạnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với tác nhân xấu bên ngoài và tránh tiếp xúc với những thứ khiến bạn dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa...

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nó như thế này
Bệnh thủy đậu có nhiều người mắc phải
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất