Nguyên nhân, dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm là gì

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Bệnh trầm cảm có các triệu chứng, biểu hiện như thế nào, tại sao lại mắc trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ sau sinh...

Hỏi: Tôi sống ở Biên Hòa, Đồng Nai hiện đang mang thái bé tháng thứ 6. Đây là lần đầu tiên tôi làm mẹ. Tôi có đọc các tài liệu họ nói phụ nữ mang thai khi sinh thường hay mắc chứng trầm cảm. Tôi không hiểu chứng trầm cảm nghĩa là gì, nó biểu hiện như thế nào và tại sao lại bị như vậy chứ?

Phạm Mai Thanh - Biên Hòa, Đồng Nai

Trả lời

Anh chị bắt đầu ngày mới với tâm trạng chán nản mà không hiểu tại sao. Anh chị thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, không muốn giao tiếp, gặp gỡ mọi người. Đừng chủ quan với những biểu hiện này, bởi có thể anh chị đang bị trầm cảm. Không xảy ra tổn thương trong các cơ quan của cơ thể, trầm cảm là căn bệnh thuộc về tâm lý, tinh thần con người. Đó là trạng thái buồn bã, chán chường, mệt mỏi, bế tắc, không tìm được nguồn vui trong cuộc sống, không có động lực, khát khao sống. Lâu dần người bệnh gặp những rối loạn thần kinh, hoang tưởng và nghĩ tới cái chết, nung nấu ý định tự sát để kết thúc cuộc sống.

Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV-TR, một người bước vào giai đoạn trầm cảm khi có sự xuất hiện các dấu hiệu sau diễn ra trong thời gian ít nhất 2 tuần:

Khí sắc kém, nét mặt trầm buồn. Không có hứng thú trong cuộc sống, mất tập trung, khép kín, không muốn tham gia hoạt động tập thể, giao tiếp, hợp tác với mọi người.

Khẩu vị kém, ăn ít, ăn không ngon miệng, khó ngủ, cơ thể suy nhược, kiệt sức, mất sinh lực, hay đau đầu, mỏi cơ nhưng uống thuốc không đỡ. Luôn trong tình trạng mệt mỏi, dật dờ, chậm chạp.

Thường xuyên tưởng tượng, lo âu, sợ hãi, bị ám ảnh bệnh tật. Tâm lý dễ bị kích động, dễ giận, dễ bị tổn thương và luôn có cái nhìn bi quan về bản thân, chán đời, muốn quyên sinh.

Trầm cảm khó điều trị, có thể dẫn con người đến hành động tự sát nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Do vậy phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng chữa trị phù hợp.

Sang chấn tinh thần là nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm ở mọi lứa tuổi đặc biệt là giới trẻ. Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người đối mặt với rất nhiều áp lực: học tập, công việc, gia đình, con cái. Khi không thể cân bằng những yếu tố đó, sẽ làm cho tinh thần tụt dốc, căng thẳng và stress kéo dài. Hay do gặp những biến cố đột ngột tạo nên sự xáo trộn trong tâm lý như cảm giác hụt hẫng khi mất mát người thân, cuộc sống bế tắc, sự nghiệp gãy đổ, thất tình… không có người đồng cảm và sẻ chia. Khi chúng vượt quá sức chịu đựng khiến người ta thu mình, khép kín và rơi dần vào trạng thái trầm cảm. Phụ nữ sau sinh cũng có thể bị trầm cảm do cơ thể còn yếu, chưa phục hồi và bị thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt, thiếu ngủ, mệt mỏi. Hiện tượng trầm cảm sau sinh tuy ít xảy ra nhưng để lại hậu quả khá là nghiêm trọng. Anh chị có thể đọc thêm các bài viết trong website này: Trầm cảm sau sinh

Những rối loạn trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như Noradrenaline, Serotoin… là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm. Bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, lo âu, hoang tưởng, luôn cảm thấy tội lỗi và nung nấu ý định tự sát. Sự lạm dụng rượu bia, thuốc lá làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng gây ra trầm cảm.

Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm thường cao hơn nam giới có thể do những khác biệt về tâm sinh lý. Họ có trí tưởng tượng khá phong phú, hay suy đoán hình dung những sự việc chưa xảy ra, cộng thêm yếu tố hoàn cảnh, văn hóa xã hội làm khơi dậy suy nghĩ tiêu cực tiềm ẩn sẵn.

Đọc thêm các bài viết mới

Nguyên nhân mắc bệnh gan
Triệu chứng của bệnh gút
Tác dụng của nước vối
Dấu hiệu bệnh bốc hỏa
Nháy mắt phải là bệnh gì
Triệu chứng đau mắt hột
Dấu hiệu bệnh zona thần kinh

Bệnh trầm cảm dễ tái phát, điều trị khá khó khăn. Nó đòi hỏi sự kết hợp đồng thời thuốc men và các liệu pháp tâm lý. Người thân, bạn bè hãy dành thời gian quan tâm tìm hiểu giúp đỡ người bệnh dần vượt qua những cơn trầm uất, quẫn trí...  Bản thân mỗi người hãy cố gắng duy trì tinh thần vui tươi lạc quan, hăng say lao động, học tập, làm những việc mình thích để thấy cuộc sống thật ý nghĩa từ đó đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, bi quan len lỏi vào tâm trí anh chị, tăng cường sức khỏe.

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất