Nghỉ việc, công ty (cơ quan) cũ không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội: phải làm gì?

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Nghỉ việc, công ty (cơ quan) cũ không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội: phải làm gì?

Hỏi: Tôi làm việc trong một xưởng may tư nhân ở TP Bắc Giang nhưng do lương thấp, lại đi làm xa, chế độ làm thêm vất vả nên tôi nghỉ để chuyển qua làm ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 6 năm, nhưng công ty cũ không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi. Giờ tôi cần phải làm gì để có sổ bảo hiểm?

Ngô Thị Ly - Từ Sơn, Bắc Ninh

Trả lời

Có rất nhiều trường hợp công ty - doanh nghiệp không chịu hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của anh Hồ Văn Hải dưới đây là một ví dụ - bạn nên tham khảo để có hiểu biết chính xác và đúng đắn về các quyền lợi cũng như giải pháp của bạn. Đây là những nguyên nhân doanh nghiệp chậm trả sổ bảo hiểm xã hội

Anh Hồ Văn Hải cho biết, đã đóng BHXH được hơn 1 năm. Sau đó anh xin nghỉ việc và công ty của anh đã giải quyết các quyền lợi, riêng sổ bảo hiểm xã hội thì anh vẫn chưa nhận được suốt 3 tháng qua kể từ lúc anh bắt đầu có quyết định nghỉ việc.

Anh Hải trao đổi với bộ phận phụ trách nhân lực của công ty thì được trả lời rằng nguyên nhân sổ bảo hiểm của anh chưa được trả vì bên Bảo hiểm xã hội chưa chốt sổ. Bạn hãy xem thêm những lý do các công ty thường không trả sổ bảo hiểm

Nếu bạn rơi vào trường hợp như của anh Hải, bạn cần phải làm gì?

Đây là tư vấn chính sách về sổ bảo hiểm xã hội của thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bình thuộc Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội. LS Phạm Thanh Bình cho biết:

Theo khoản 1 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội... khi cần thiết như lương hưu, chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất...

Cũng tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động (tức công ty, doanh nghiệp, cơ quan) có trách nhiệm “bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm việc” và “trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”.

Điều đó có nghĩa, trả sổ bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của công ty - doanh nghiệp, nói chung là đơn vị hợp đồng sử dụng lao động.

Và nếu căn cứ vào khoản 2 và 3 Điều 47 Bộ luật lao động thì có quy định như sau:

“Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Đã đăng trên web

Quy định xử phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội
Khởi kiện doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm
Bảo hiểm thai sản là gì

LS Phạm Thanh Bình cho rằng, trong trường hợp của anh Hồ Văn Hải, đã 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động nhưng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 135 cũng trong Luật bảo hiểm xã hội.

LS Phạm Thanh Bình khẳng định, trong những trường hợp như vậy, nếu người lao động bị chậm (om) sổ bảo hiểm xã hội hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện doanh nghiệp - công ty cố tình chậm trễ hoàn trả và chốt sổ bảo hiểm của người lao động (nếu thu thập đủ bằng chứng về việc cố tình chậm trễ).

Xem thêm tại đây để biết bạn cần phải gửi đơn kiện tới tòa án nào?

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất

No comments :