Dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Viêm đại tràng là gì, viêm đại tràng có biểu hiện và dấu hiệu như thế nào, những nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng... 

Hỏi: Thời gian gần đây tôi đau âm ỉ ở phần bụng chỗ dưới rốn. Ban đầu nghi là bị đau dạ dày nhưng không phải, tôi chưa có thời gian đi khám bệnh nhưng một vài người bảo có thể tôi bị đau ruột thừa hoặc viêm đại tràng. Vậy các triệu chứng của bệnh này như thế nào?

Trần Văn Thức - Kim Bảng, Hà Nam

Đại tràng hay còn gọi là ruột già chính là phần cuối của ống tiêu hóa, thải phân qua trực tràng và kết thúc quá trình tiêu hóa thức ăn của con người. Sau khi thức ăn tiêu hóa ở ruột non được đẩy xuống ruột già. Ruột già hấp thụ nước, muối khoáng đồng thời dưới tác động của vi khuẩn biến chuyển thức ăn thành phân, co bóp đẩy ra ngoài.

Khi đại tràng bị viêm sẽ xuất hiện những tổn thương niêm mạc đại tràng làm rối loạn chức năng hoạt động từ đó ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Chúng ta có thể nhận biết bệnh viêm đại tràng qua một số dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng


Đau bụng: Dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng là đau bụng dưới rốn. Đó là những cơn đau quặn, từng cơn thường xuất phát từ vùng hố chậu bên trái hoặc phải và lan dần khắp bụng dưới rốn. Cơn đau nặng hoặc nhẹ tùy vào mức độ tổn thương của đại tràng xảy ra ở đâu (đại tràng ngang, đại tràng trái, đại tràng phải, trực tràng hoặc có khi là viêm loét toàn bộ đại tràng).

Khi đau, người bệnh có cảm giác muốn đi ngoài, sau đó cơn đau sẽ nhẹ hơn và đỡ dần, nhưng lại dễ tái phát. Những cơn đau này biểu hiện giống như viêm đại tràng cơ năng (ruột kích thích do thay đổi thời tiết, ăn phải đồ lạnh, lạ, chua tanh…), bạn có thể phân biệt qua trạng thái phân: vết viêm loét niêm mạc đại tràng tiết ra máu và mủ làm cho phân có máu và dịch nhầy.

Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh sẽ gặp phải rối loạn tiêu hóa kéo dài. Bụng trương, khó chịu, ngày đi đại tiện nhiều lần (2 – 5 lần), phân thường nát lúc lỏng lúc táo.

Mặc dù vừa đi nặng xong lại có cảm giác muốn đi tiếp, gây cho người bệnh sự bất tiện, không thoải mái trong sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sút cân, cơ thể bị mất nước do tình trạng sưng, tổn thương niêm mạc cản trở khả năng hấp thụ nước của đại tràng từ đó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần của cơ thể.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng


Do chế độ ăn uống không hợp lý: nhiều chất béo, carbon hydrat, thiếu chất xơ làm cơ thể tiêu hóa khó khăn, sử dụng rượu bia, chất kích thích dẫn tới hiện tượng táo bón kéo dài làm tổn thương niêm mạc thành đại tràng.

Do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, loạn khuẩn ruột gây tiêu chảy kéo dài có máu làm đại tràng tổn thương, cơ thể bị mất nước trầm trọng.

Tình trạng thiếu máu cục bộ đại tràng: động mạch cung cấp máu tới đại tràng bị tắc nghẽn, xơ vữa làm máu không lưu thông được khiến đại tràng bị thiếu máu dẫn tới viêm.

Đại tràng cũng có thể bị viêm do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác như kháng sinh chống nhiễm trùng làm rối loạn hệ vi khuẩn bình thường trong ruột và gia tăng quá mức vi khuẩn clostridium sản xuất độc tố gây tiêu chảy hoặc các hóa chất độc hại xâm nhập ruột già gây viêm nhiễm…

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng, do vậy khi gặp bất cứ dấu hiệu nào như đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhiều ngày bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám và tiến hành các thủ thuật cần thiết để xác định tình trạng viêm của đại tràng cũng như nguyên nhân nào gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.- Hỏi Đáp

Nguyên nhân của bệnh trĩ là gì
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc nam
Cách chữa bệnh hen phế quản bằng Đông Y
Dấu hiệu trầm cảm
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ
Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất