Dấu hiệu cho thấy bạn bị ngộ độc thực phẩm, biểu hiện như thế nào, các triệu chứng

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Bạn đang cảm thấy khác lạ trong cơ thể sau khi ăn uống, vậy liệu bạn có phải đang bị ngộ độc thực phẩm hay không?

Hỏi: Tôi là công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài. Ở chỗ tôi hầu như anh chị em công nhân đều phải ăn ca tập thể. Tôi xem ti vi thấy có nhiều vụ công nhân bị ngộ độc do họ cho ăn uống thức ăn kém an toàn. Tôi rất lo lắng. Làm thế nào để biết mình bị ngộ độc thực phẩm, các loại thức ăn nào dễ bị ngộ độc?

Phạm Thị Lý - Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội

Trả lời

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn hàng trăm người cùng mắc phải do ăn phải thực phẩm không an toàn, chứa nhiều hóa chất độc hại, khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh. Vậy dấu hiệu nào cho biết bạn đã bị ngộ độc thực phẩm và nguyên nhân từ đâu, vui lòng đọc thêm các thông tin bên dưới.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là hiện tượng bệnh lý thể hiện cơ thể bị trúng độc sau khi ăn uống một số loại thực phẩm nào đó. Nguyên nhân chính là do bạn ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, những độc tố vi nấm.

Trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi như hiện nay, các loại sinh vật truyền nhiễm, vi rút, ký sinh trùng có mặt ở khắp mọi nơi và dễ dàng gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm nếu bạn không chế biến, bảo quản đúng cách.

Thêm vào đó điều kiện thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, siêu vi trùng sinh sôi phát triển trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Độc tố và dịch tiết của chúng chính là những tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Nhất là vào mùa hè nóng nực, nhiệt độ cao, thức ăn dễ ôi thiu, lên men nếu ăn phải bạn càng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

Một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc cao là thực phẩm tươi sống (thịt, cá, ngêu, sò, cua, ghẹ…) được làm tái, chưa chín kỹ, không được chế biến cẩn thận, những sản phẩm từ sữa, nước trái cây không được khử trùng kỹ, rau sống, các món nộm, gỏi và các loại quả, hạt ngũ cốc thường bị nấm mốc xâm nhập.

Nếu việc chế biến không cẩn thận, vi khuẩn không bị tiêu diệt khiến chúng ta rất dễ bị ngộ độc khi ăn những thực phẩm này.

Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao cùng ăn thực phẩm như nhau nhưng bạn lại bị ngộ độc trong khi các thành viên khác thì không, đó là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể yếu, hay gặp các vấn đề tiêu hóa, nhạy cảm với thức ăn khác lạ, chứa nguồn bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng cơ bản của ngộ độc thực phẩm là cơ thể bạn đang khỏe mạnh bình thường, sau khi ăn uống vài giờ bắt đầu bị đau bụng, buồn nôn, đau đầu chóng mặt, sốt, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

Đối với trường hợp nhẹ, sau khi đi ngoài hoặc nôn thải hết chất độc ra ngoài sẽ hết đau bụng, nôn ói. Kết hợp ăn  thức ăn an toàn, vệ sinh dễ tiêu hóa bệnh nhân sẽ tự hồi phục nhanh chóng trong vòng 48 giờ.

Đọc thêm trên web này

Triệu chứng chân tay miệng
Bị mất ngủ làm thế nào
Triệu chứng mắc bệnh gút
Nguyên nhân bị bệnh gan

Nhưng khi bị ngộ độc thực phẩm nặng cơ thể nôn liên tục và đi ngoài nhiều lần (trên 5 lần) có khi ra cả máu, đầu óc choáng váng, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tới tính mạng do cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, tụt huyết áp, không ăn uống được đặc biệt đối với người già và trẻ em. Sau khi được cấp cứu, truyền dịch người bệnh vẫn vô cùng mệt mỏi, toàn thân đau nhức, sức khỏe suy kiệt.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường xảy ra đồng thời và rất dễ nhận biết. Nếu thấy có những biểu hiện trên đây, bạn cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, giúp rút ngắn thời gian điều trị và nhanh chóng hồi phục. Hãy nhớ duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu từ nguồn thức ăn, công tác chế biến cho tới tích trữ, bảo quản để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và luôn có một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé.

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất