Bệnh thủy đậu & các nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Các nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng để nhận biết bệnh thủy đậu là gì, nó biểu hiện như thế nào?

Hỏi: Buổi sáng, đang yên lành tôi chợt phát hiện ở mặt có 3-4 nốt có dạng bọng nước nổi lên, sau vài chục phút thì nó vỡ ra, không đau nhưng rát, rồi nhanh chóng lan xuống cổ, trên người... Mỗi vết vỡ bằng hạt đậu, hạt gạo... Liệu có phải tôi bị mắc bệnh thủy đậu không?

Trần Thị Lan Anh - Tuy Hòa, Phú Yên

Trả lời

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và dễ lây lan mà không phân biệt lứa tuổi. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm đông xuân nhiệt độ thấp, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, bỏng rạ) do virus Varicella zoster gây ra (đây cũng là loại virus gây bệnh zona thần kinh). Bệnh lây lan qua nhiều hình thức: do đụng chạm vào vết ban ngứa trên cơ thể người bị thủy đậu hoặc người bệnh nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi hay ho làm phát tán dịch chứa virus ra ngoài không khí. Bệnh cũng có thể lây do tiếp xúc vào quần áo, vật dụng chứa mầm bệnh của người bệnh.

Các triệu chứng & dấu hiệu giúp nhận biết bệnh thủy đậu

Khi tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh sẽ phát triển trong vòng 10-20 ngày. Một hai ngày đầu, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ. Sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện những vết rát đỏ, 1-2 ngày tiếp theo, quan sát sẽ thấy mụn bóng nước có kích thước 1-3mm giữa những vết đỏ đó.

Chúng thường bắt đầu mọc ở thân sau đó tới mặt và tay chân. Tốc độ nổi mụn nhanh chóng có thể lan ra toàn thân chỉ trong vòng 12 – 24 giờ. Tùy mỗi người có thể xuất hiện một số tới hàng trăm mụn bóng nước, mọc thành nhiều đợt khác nhau.  Do vậy anh chị có thể thấy rất nhiều dạng mụn khác nhau trên cùng vùng da.

Đọc thêm về bệnh tật

Dấu hiệu bệnh sởi
Nguyên nhân bệnh chân tay miệng
Dấu hiệu bệnh gút

Nếu để ý theo dõi, anh chị sẽ thấy dịch trong mụn bóng nước chuyển sang màu trắng đục như mủ sau khoảng 1 ngày. Hai ba ngày sau, chúng  khô dần và đóng vảy. Sau đó lớp vảy này bong dần và không để lại sẹo. Thời gian tiến triển của bệnh khá ngắn, người bệnh càng có sức đề kháng tốt, mụn mọc càng ít, càng nhanh khỏi. Thông thường, bệnh tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên nếu bệnh diễn biến nặng, sức đề kháng cơ thể kém có thể bị nhiễm trùng nốt đậu để lại sẹo, hay các biến chứng nguy hiểm vào phổi, gan, não, nhiễm trùng máu… nguy cơ tử vong cao.

Phụ nữ mắc thủy đậu trong thời kỳ mang thai gây sảy thai  hoặc hội chứng thủy đậu thai nhi kèm các dị tật. Zona thần kinh cũng được coi là biến chứng muộn của bệnh thủy đậu - xem chi tiết trong bài viết: ➜ Nguyên nhân mắc bệnh Zona thần kinh.

Mặc dù đa phần thủy đậu thường ở mức độ nhẹ, nhưng anh chị cũng nên đề phòng các biến chứng của bệnh. Nếu gặp phải các biểu hiện như trên, anh chị nên sớm tới các cơ quan y tế để khám và chữa trị, không nên gãi mụn nước tránh gây bội nhiễm, tắm nước ấm, phơi đồ nơi khô ráo và tránh nơi công cộng đông người để không lây bệnh cho người khác.

Anh chị cũng có thể tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Một điều quan trọng nữa để bảo vệ sức khỏe là luôn duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tăng cường thể dục thể thao cho một cơ thể khỏe mạnh đủ sức chống chọi các bệnh tật nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng.

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất