Dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích

Loading...

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh sởi. Mặc dù đây là căn bệnh đã có từ rất xa xưa nhưng hiện tại vẫn có rất nhiều trẻ em sinh ra mắc phải, ở nhiều lứa tuổi, nếu không được tiêm phòng đầy đủ...

Hỏi: Tôi muốn biết các dấu hiệu gây ra bệnh sởi là gì, nó biểu hiện như thế nào? Con trai tôi 7 tuổi và trên da hiện đang nổi những nốt thâm đỏ, cứ lan dần từ cổ, mặt xuống người...

Chu Thị Thanh - Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội

Trả lời về sức khỏe

Sởi là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào, lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh phát triển theo giai đoạn với các triệu chứng khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác. Vậy nguyên nhân và những dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh sởi, anh chị vui lòng tham khảo các mô tả sau, đồng thời nếu ở tình trạng nguy hiểm, cần đưa bé đến gặp bác sỹ để thăm khám chính xác bệnh...

Nguyên nhân gây bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi do virus siêu vi sởi gây ra. Chúng có dạng hình cầu, đường kính từ 120-150mm, sức chịu đựng kém và dễ bị tiêu diệt bởi các điều kiện như sức nóng, ánh sáng mặt trời hay các loại thuốc khử trùng.

Virus sởi cư trú trong dịch nhầy ở mũi, cổ họng nên dễ lây lan trong cộng đồng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Khi người bệnh nói chuyện, ho, sổ mũi sẽ làm phát tán virus ra môi trường, anh chị sẽ nhiễm bệnh nếu hít phải.

Hay đơn giản chỉ là vô tình cầm nắm những đồ dùng vật dụng chứa virus sau đó đưa lên miệng, mũi là anh chị đã bị nhiễm virus sởi rồi. Sởi thường chỉ bị một lần trong đời do cơ thể đã kháng virus. Đối với những người đã tiêm phòng vaccine sởi sẽ có khả năng miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm nữa.

Trong trường hợp chưa tiêm phòng, nếu sức đề kháng cơ thể kém, hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc chưa hoàn thiện (đối với trẻ em - xem thêm: Cẩm nang bà bầu) thì khả năng nhiễm bệnh rất cao.

Các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh sởi biểu hiện như thế nào?

Cũng giống như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, bệnh sởi tiến triển  qua 3 giai đoạn. Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong 1-2 tuần, virus xâm nhập và lây lan trong cơ thể, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường không có biểu hiện gì đặc biệt.

Giai đoạn phát bệnh: Các dấu hiệu dần thể hiện ra ngoài. Người bệnh bắt đầu có cảm giác mệt mỏi, cơ thể uể oải, ăn không ngon miệng, sốt, đau đầu, mắt đỏ (xem thêm mắt sưng và đau), chảy nước mắt (xem chi tiết), nước mũi, đau họng và ho dai dẳng.

Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện dấu hiệu đặc trưng xác định chính xác bệnh sởi là các điểm Koplik (những hạt nhỏ màu trắng có viền đỏ xung quanh) trong hầu họng, má trong.

Sau 5 -15 ngày, người bệnh chuyển sang sốt cao có thể lên tới 40 độ đồng thời bị phát ban. Những nốt đỏ này gồ lên trên bề mặt da, có kích thước 1-1,5mm không có mủ, không đau, không ngứa. Chúng thường bắt đầu mọc từ mặt, tóc, tai xuống ngực, lưng và lan khắp cơ thể theo trình tự từ trên xuống dưới. Khó chịu nhất là tình trạng sốt cao kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Khoảng một tuần sau, các vết ban đỏ bay dần theo đúng trình tự xuất hiện và kết thúc bệnh lý.

Cùng chủ đề sức khỏe

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
Triệu chứng bệnh zona
Biểu hiện bệnh đau mắt hột

Thường trong giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh sởi không rõ ràng khiến nhiều người lầm tưởng bị cảm cúm thông thường, sốt phát ban hay rubella. Bệnh khởi phát và tự kết thúc sau 2-3 tuần. Vì vậy để điều trị bệnh sởi anh chị có thể dùng paracetemol, bù nước và điện giải kết hợp bổ sung vitamine C, nước hoa quả để tăng sức khỏe và sức đề kháng và giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Hãy vệ sinh sạch sẽ cơ thể, môi trường sống mỗi ngày và tránh xa nơi có dịch để phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Đối với trường hợp con anh chị, có thể đó là dấu hiệu bệnh sởi nếu bé chưa từng được tiêm phòng. Để cẩn thận hơn, anh chị có thể đưa bé tới bệnh viện hoặc trạm y tế ở nơi gần nhất để khám cho bé.

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất